5 Loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam và điều kiện thành lập

Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam, Khái niệm và điều kiện thành lập
Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam, Khái niệm và điều kiện thành lập

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, Việt Nam hiện có 5 loại hình doanh nghiệp, bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần, và Công ty hợp danh.

Doanh nghiệp tư nhân

Khái niệm Doanh nghiệp tư nhân

Loại hình doanh nghiệp tư nhân được quy định cụ thể tại Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020 như sau:

    • Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động kinh doanh.
    • Doanh nghiệp này không có tư cách pháp nhân và không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
    • Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân và không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh hay thành viên công ty hợp danh.
    • Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp vào các công ty khác.
    • Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

Điều kiện thành lập Doanh nghiệp tư nhân

    • Chủ sở hữu phải là một cá nhân duy nhất và không thuộc các trường hợp bị cấm theo quy định Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020 và Luật khác có quy định.
    • Tên doanh nghiệp: Không bị trùng, không gây nhầm lẫn đối với doanh nghiệp khác trên phạm vi cả nước.
    • Trụ sở chính của công ty: Được quyền sử dụng hợp pháp, có địa chỉ rõ ràng, không nằm trong khu quy hoạch của địa phương, không nằm ở chung cư.
    • Ngành nghề kinh doanh: Đảm bảo có trong hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân hoặc pháp luật chuyên ngành, không bị cấm đầu tư kinh doanh.
    • Vốn đầu tư của doanh nghiệp tự nhân: Đảm bảo vốn pháp định đối với các ngành nghề.
    • Do một cá nhân duy nhất làm chủ và không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
    • Mỗi cá nhân chỉ được làm chủ 1 doanh nghiệp tư nhân.

Tìm hiểu thêm: Loại hình Doanh nghiệp tư nhân là gì? ưu và nhược điểm hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH 1TV)

Khái niệm Công ty TNHH 1TV

Loại hình doanh nghiệp công ty TNHH 1 thành viên được quy định tại Điều 74 Luật doanh nghiệp 2020 như sau:

    • Công ty TNHH 1TV là doanh nghiệp có một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.
    • Chủ sở hữu chịu trách nhiệm (hữu hạn) về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ.
    • Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
    • Không được phép phát hành cổ phần, trừ khi chuyển đổi thành công ty cổ phần.
    • Công ty TNHH 1 thành viên được phát hành trái phiếu để huy động vốn.

Điều kiện thành lập Công ty TNHH 1TV

    • Tổ chức phải có tư cách pháp nhân; cá nhân phải đủ 18 tuổi và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
    • Không thuộc danh sách các đối tượng bị cấm thành lập công ty theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh Nghiệp 2020.
    • Tên công ty phải bao gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng, không thuộc các trường hợp bị cấm theo Điều 38 Luật doanh nghiệp 2020.
    • Trụ sở chính của công ty phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ rõ ràng và không sử dụng căn hộ chung cư, nhà tập thể.
    • Ngành nghề kinh doanh phải có trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam và phải đảm bảo đáp ứng được điều kiện của từng ngành nghề theo quy định của pháp luật.
    • Vốn điều lệ: Vốn điều lệ của công ty tối thiểu phải bằng số vốn góp của chủ sở hữu công ty. Trường hợp công ty có đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì mức vốn điều lệ phải đáp. ứng tối thiểu quy định về mức vốn pháp định của ngành nghề đó.

Tìm hiểu thêm: Công ty TNHH 1 thành viên là gì? ưu và nhược điểm của loại hình này

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (TNHH 2TV trở lên)

Khái niệm Công ty TNHH 2TV trở lên

Loại hình doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được quy định Điều 46 Luật doanh nghiệp 2020 như sau:

    • Công ty TNHH 2TV trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên, có thể là tổ chức, cá nhân.
    • Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
    • Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
    • Công ty TNHH 2 thành viên không được phát hành cổ phần, nhưng được phát hành trái phiếu để huy động vốn.

Điều kiện thành lập Công ty TNHH 2TV trở lên

    • Phải có ít nhất 2 thành viên và tối đa 50 thành viên là cá nhân và tổ chức.
    • Thành viên phải là cá nhân từ đủ 18 tuổi có đầy đủ năng lực hành vi dân sự hoặc tổ chức có tư cách pháp nhân.
    • Không thuộc các đối tượng bị cấm thành lập công ty theo quy định tại Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020.
    • Tên công ty phải bao gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng, không thuộc các trường hợp bị cấm theo Điều 38 Luật doanh nghiệp 2020.
    • Trụ sở chính của công ty phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ rõ ràng và không sử dụng căn hộ chung cư, nhà tập thể có mục đích để ở làm trụ sở.
    • Ngành nghề kinh doanh phải có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và phải đảm bảo đáp ứng được điều kiện của từng ngành nghề theo quy định của pháp luật.
    • Vốn điều lệ pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu nhưng nếu doanh nghiệp có đăng ký ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, doanh nghiệp phải đáp ứng mức vốn pháp định tối thiểu để hoạt động kinh doanh.

Tìm hiểu thêm: Công ty TNHH 2 thành viên là gì? ưu và nhược điểm của loại hình này

Công ty cổ phần (CP)

Khái niệm Công ty cổ phần

Loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần được quy định tại Điều 111 Luật doanh nghiệp 2020 như sau:

    • Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
    • Cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân.
    • Số lượng cổ đông tối thiểu là 3 cổ đông và không giới hạn tối đa số lượng thành viên.
    • Cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu cổ phần, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp.
    • Công ty CP có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác.
    • Công ty CP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
    • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ trường hợp cổ đồng là cổ đông sáng lập.

Điều kiện thành lập Công ty cổ phần

    • Phải có ít nhất 3 cổ đông sáng lập và không giới hạn số lượng cổ đông tối đa.
    • Cổ đông có thể là cá nhân, tổ chức là pháp nhân, cổ đông phải đáp ứng các điều kiện về năng lực dân sự, năng lực hành vi dân sự và không được là cán bộ, công chức, viên chức hay cán bộ lãnh đạo, quân nhân, công an đang làm việc trong bộ máy nhà nước được quy định tại Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020.
    • Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu, cổ đông đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
    • Tên công ty phải được đặt theo đúng quy định và không thuộc các trường hợp bị cấm theo Điều 38 Luật doanh nghiệp 2020.
    • Địa chỉ trụ sở nằm trên lãnh thổ Việt Nam và không nằm trong khu quy hoạch hay nhà ở chung cư.
    • Đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện doanh nghệp phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu để hoạt động kinh doanh, ví dụ một số ngành nghề cần vốn pháp định như hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh chứng khoán, v.v.

Tìm hiểu thêm: Công ty cổ phần là gì? ưu và nhược điểm của loại hình này

Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam và điều kiện thành lập
Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam và điều kiện thành lập

Công ty hợp danh

Khái niệm Công ty hợp danh

Loại hình doanh nghiệp công ty hợp danh được quy định tại Điều 177 Luật doanh nghiệp 2020 như sau:

    • Công ty hợp danh được thành lập ít nhất 2 thành viên và không giới hạn số thành viên hợp danh.
    • Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp mà các thành viên cùng nhau tiến hành hoạt động kinh doanh dưới một tên chung và cùng chịu trách nhiệm liên đới vô hạn về mọi khoản nợ của công ty.
    • Thành viên hợp danh phải là cá nhân và không được là tổ chức.
    • Thành viên góp vốn công ty hợp danh có thể là cá nhân hoặc tổ chức và chịu trách nhiệm trong số vốn đã góp.
    • Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân và không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Điều kiện thành lập Công ty hợp danh

    • Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty.
    • Các thành viên hợp danh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
    • Công ty có thể có thêm thành viên góp vốn, những người này chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp.
    • Các thành viên phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết.
    • Các thành viên thành lập công ty không thuộc các trường hợp bị cấm theo quy định của pháp luật.
    • Các thành viên hợp danh thành lập công ty  không thuộc danh sách các đối tượng bị cấm thành lập công ty theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh Nghiệp 2020.
    • Tên công ty phải bao gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng, không thuộc các trường hợp bị cấm theo Điều 38 Luật doanh nghiệp 2020.
    • Trụ sở chính của công ty phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ rõ ràng và không sử dụng căn hộ chung cư, nhà tập thể với mục đích để ở.
    • Ngành nghề kinh doanh phải có trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam và phải đảm bảo đáp ứng được điều kiện của từng ngành nghề theo quy định của pháp luật.
    • Vốn điều lệ: Vốn điều lệ của công ty tối thiểu phải bằng số vốn góp của chủ sở hữu công ty và đáp ứng được quy định vốn pháp định của ngành nghề kinh doanh.

Tìm hiểu thêm: Công ty hợp danh là gì? ưu và nhược điểm của loại hình này

Trên đây là tổng hợp khái niệm và điều kiện thành lập của 5 loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam, để thành lập doanh nghiệp bạn cần thực hiện soạn thảo hồ sơ và đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh để thành lập, trong trường hợp bạn không tư mình thành lập được có thể sử dụng dịch vụ thành lập công ty Luật Thiên Bình, để được chúng tôi tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Đánh giá
Picture of Bùi Sơn Trường
Bùi Sơn Trường
Bùi Sơn Trường hiện đang là CEO Luật Thiên Bình, với niềm đam mê nghiên cứu pháp lý và nhận thấy ngoài kia còn nhiều khó khăn pháp lý đối với các cá nhân và doanh nghiệp cần được giải quyết, nên Trường thành lập ra Luật Thiên Bình nhằm chia sẽ kiến thức và cung cấp dịch vụ pháp lý.
Bài viết liên quan

Đăng ký nhận tin