
Khi góp vốn thành lập công ty, tỷ lệ phần trăm vốn góp là điều rất quan trọng mà các nhà đầu tư cần chú ý, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của nhà đầu tư trong doanh nghiệp, vậy tỷ lệ vốn góp như thế nào là hợp lý và được chi phối như thế nào trong doanh nghiệp, cùng Luật Thiên Bình tìm hiểu nhé!
Tỷ lệ vốn góp là gì?
Theo quy định pháp luật vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản góp vốn hoặc cam kết góp vốn được chia tỷ lệ phần trăm tương ứng với số vốn đã góp của các thành viên khi thành lập công ty TNHH, công ty hợp danh hoặc tổng mệnh giá cố phần mà các cổ đông trong công ty cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Phần vốn góp là tỷ lệ phần trăm vốn mà thành viên, cổ đông công ty góp vốn điều lệ thành lập công ty, pháp luât không quy định về số vốn điều lệ tối thiểu hoặc tối đa phải góp, do đó tùy vào điều kiện ngành nghề, khả năng kinh doanh, thỏa thuận giữa các thành viên, cổ đông, vì vậy tỷ lệ phần trăm vốn góp của mỗi nhà đầu tư là khác nhau.
Khi góp vốn vào thành lập công ty thành viên, cổ đông công ty sẽ được cấp giấy chứng nhận góp vốn và được ghi nhận việc góp vốn trong sổ thành viên, sổ cổ đông, điều lệ công ty… đây là căn cứ để giúp xác định quyền, nghĩa vụ của mỗi thành viên, cổ đông trong công ty.
Ngoài ra tỷ lệ phần vốn góp cũng có thể tăng giảm do nhu cầu rút vốn, tăng, giảm vốn điều lệ, chào bán, chuyển nhượng phần vốn góp hoặc cổ phần.
Tỷ lệ vốn góp có ý nghĩa gì?
Xác định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của thành viên, cổ đông
Tỷ lệ vốn góp có vai trò xác định được quyền, nghĩa vị và trách nhiệm của mỗi thành viên, cổ đông trong doanh nghiệp.
Là cơ sở để bỏ phiếu quyết định các vấn đề quan trọng trong doanh nghiệp, khi các thành, viên có nhiều ý kiến khác nhau trong trường hợp đó bạn nắm giữ phần trăm càng cao thì ý kiến của bạn sẽ có tỷ lệ được thông qua hơn.
Bên cạnh đó tỷ lệ vốn góp của bạn cao thì đồng nghĩa với việc bạn là người góp vốn nhiều hơn để được nắm giữ phần trăm vốn góp cao trong doanh nghiệp (hoặc do thỏa thuận giữa các thành viên).
Theo quy định của pháp luật trong vòng 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các thành viên, cổ đông thực hiện góp vốn theo tỷ lệ vốn góp đã đăng ký.
Trường hợp nếu thành viên, cổ đông không góp đủ vốn cần phải thực hiện đăng ký điều chỉnh trong vòng 30 ngày kể từ ngày cuối cùng góp vốn.
Ngoài ra tỷ lệ vốn góp còn quyết định được việc như vay vốn hoặc bán các tài sản doanh nghiệp, thậm chí là chi phối việc tạm ngưng hoặc giải thể doanh nghiệp.
Phân chia lợi nhuận
Tỷ lệ vốn góp cũng giúp xác định được khoảng lợi nhuận mà thành viên, cổ đông nhận về khi hoạt động kinh doanh sinh ra lợi nhuận.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh việc quyết định phân chia lợi nhuận như thế nào, giữ lại bao nhiều để tái đầu tư cũng dựa vào biểu quyết của các thành viên hoặc cổ đông.
Riêng loại hình công ty TNHH 1 thành viên thì mọi quyết định về phân chia lợi nhuận của doanh nghiệp do chủ sở hữu quyết định.
Như vậy cho thấy tỷ lệ vốn góp là vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng đến hầu hết các quyết định trong hoạt động kinh doanh. Tỷ lệ phần trăm vốn góp càng cao thì lợi nhuận càng cao, song song đó rủ ro cũng tăng theo.

Ý ngĩa tỷ lệ vốn góp 36% 51% 65%
Trong kinh doanh và đầu tư tỷ lệ vốn góp là điều rất quan trọng trong việc xác lập các quyền và nghĩa vụ trong doanh nghiệp. Đặc biệt tỷ lệ vốn góp giúp các nhà đầu tư đạt được mong muốn của mình trong hoạt động kinh doanh.
Việc sở hữu tỷ lệ vốn góp cao giúp cho bạn có quyền quyết định trong doanh nghiệp và nhận được lợi nhuận kỳ vọng.
Tỷ lệ vốn góp 36%
Tỷ lệ vốn góp 36 phần trăm giúp nhà đầu tư kiểm soát không cho nhà đàu tư khác sở hữu 65% cổ phần trở lên và chi phối toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong cuộc họp quan trọng của thuộc thẩm quyền của Hội đồng cổ đông, để thông qua một quyết định nào đó cần phải tối thiểu 65% cổ phần trở lên, nên việc sở hữu 36% cổ phần giúp bạn có thể phủ quyết quyết định đó.
Điều này có thể giúp cho các nhà đầu tư trong công ty cùng ngồi cân nhắc, thỏa thuận lại phương án để giải quyết tránh các trường hợp một người hoặc nhóm người độc quyền chi phối công ty.
Tỷ lệ vốn góp 51%
Nhà đầu tư nắm giữ từ 50% trở lên trong doanh nghiệp trở lên có thể quyết định một số vấn đề bình thường trong thuộc thẩm quyền đại hội đồng cổ đông trong công ty như:
- Thông qua định hướng phát triển của công ty;
- Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
- Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
- Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;
- Xem xét, xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;
- Quyết định ngân sách hoặc tổng mức thù lao, thưởng và lợi ích khác cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;
- Phê duyệt quy chế quản trị nội bộ; quy chế hoạt động Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.
Việc năm giữ 51% bạn có thể toàn quyết quyết định các vấn đề ở mức bình thường nêu trên tại các cuộc họp hội đồng cổ đông công ty.
Tỷ lệ vốn góp 65%
Khi nhà đầu sư sở hữu tỷ lệ vốn góp 65% sẽ được thông qua các quyết đinh hầu như là quan trọng nhất của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh như:
- Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;
- Thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh;
- Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
- Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trongbáo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác;
- Tổ chức lại, giải thể công ty;
- Vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định.
Sở hữu tỷ lệ 65% là một tỷ lệ an toàn nhất cho nhà đầu tư, vì hầu như các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do nhà đầu tư chi phối và nằm trong tầm kiểm soát.
Việc sở hữu tỷ lệ quá cao ra quyết định không chính xác, dẫn tới doanh nghiệp lâm vào các tình trạng không mong muốn, nên khi ra các quyết định đặc biệt là nhà đầu tư sở hữu một tỷ lệ cao, cần phải cân nhắc thật kỹ, bởi không chỉ ảnh hưởng đến vốn của bạn mà còn ảnh hưởng đến các nhà đầu tư khác trong doanh nghiệp.
Như vậy bạn đã có được góc nhìn tổng quát về tỷ lệ vốn góp trong doanh nghiệp để có thể quyết định một mức vốn phù hợp khi đăng ký thành lập công ty, đầu tư vào các doanh nghiệp khác.

Để xác định sở hữu tỷ lệ phần vốn góp phù hợp bạn còn phải xem mô hình kinh doanh và đội ngũ quản trị công ty là những người như thế nào, từ đó bạn sẽ đề ra những kế hoạch nắm giữ tỷ lệ vốn phù hợp để có thể chi phối các quyết định của công ty.
Việc ra quyết định cho công ty là yếu tố rất quan trọng, là sự sống còn của doanh nghiệp do đó trong một thương vụ góp vốn đầu tư, thành lập doanh nghiệp nếu bạn cảm thấy rủi ro cao và bạn muốn kiểm soát các hoạt động kinh doanh của công ty cần cân nhắc tỷ lệ nắm giữ phù hợp.
Như vậy trên đây là nội dung về tỷ lệ vốn góp trong công ty, doanh nghiệp nếu bạn còn bất kỳ các thắc mắc nào có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline để được tư vấn nhé!