Quy định giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 2024

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì?
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì?

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là một loại giấy tờ pháp lý dùng để chứng nhận doanh nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật, như vậy điều kiện để được cấp GCN ĐKKD là gì? cơ quan nào có thẩm quyền cấp? Trên đó có những thông tin gì? cùng Luật Thiên Bình tìm hiểu nhé!

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì?

Theo quy định khoản 15 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp”

Căn cứ pháp lý về giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Căn cứ pháp lý cho Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được quy định cụ thể trong các văn bản sau:

    • Luật Doanh nghiệp năm 2020: Điều 27, 28, 30, và 212 đề cập đến các quy định liên quan đến Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
    • Nghị định 01/2021/NĐ-CP: Điều 14, 15 và khoản 1 Điều 68 cũng nêu rõ các thông tin trên Giấy chứng nhận có giá trị pháp lý kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận.
    • Các mẫu Giấy chứng nhận doanh nghiệp được ban hành tại Phụ lục II-18, Phụ lục VI-1 đến VI-5 Thông tư số 01/2021/BKHĐT.

Điều kiện được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?

Điều kiện được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được quy định tại điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020.

    • Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
    • Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật này;
    • Có hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp hợp lệ;
    • Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.

Nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Theo quy định điều 28 Luật doanh nghiệp 2020 nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các thông tin sau:

    • Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp: Đây là tên độc nhất và mã số được cấp cho doanh nghiệp, giúp xác định và quản lý doanh nghiệp trong các giao dịch pháp lý.
    • Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp: Địa chỉ này là nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và thực hiện các hoạt động kinh doanh.
    • Vốn điều lệ công ty cổ phần, TNHH 1 TV, TNHH 2 thành viên, Hợp danh hoặc vốn đầu tư doanh nghiệp tư nhân
    • Thông tin cá nhân của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: Bao gồm họ tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy CMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác

Bên cạnh đó, giấy chứng nhận cũng thể hiện mã số doanh nghiệp, cơ quan cấp và ngày đăng ký, ngày thay đổi gần nhất

Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 15, 16 Nghị định 01/2021/NĐ-CP cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc sở Kế hoạch và Đầu tư.

Trường hợp nào được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Trường hợp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

Cấp mới

Khi đăng ky thành lập công ty, doanh nghiệp mới và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về:

    • Ngành, nghề kinh doanh không bị cấm.
    • Tên doanh nghiệp hợp lệ.
    • Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đầy đủ và hợp lệ.
    • Đã nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp.

Cấp lại

Khi Giấy chứng nhận hiện tại bị mất, hỏng hoặc có sự thay đổi thông tin cần phải cập nhật, đăng ký thay đổi thông tin, loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp cần:

    • Thực hiện thủ tục nộp hồ sơ cấp lại tại Phòng Đăng ký kinh doanh.
    • Cung cấp lý do và bằng chứng cho việc cấp lại (nếu có).
    • Nộp lệ phí cấp lại (nếu có quy định).
Quy định giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Quy định giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Các trường hợp thay đổi thông tin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

    • Thay đổi địa chỉ trụ sở công ty.
    • Thay đổi tên công ty.
    • Thay đổi vốn điều lệ công ty.
    • Thay đổi loại hình công ty.
    • Thay đổi ngành nghề kinh doanh
    • Thay đổi theo phán quyết của trọng tài hoặc quyết định của tòa án.
    • Thay đổi thông tin liên quan như số điện thoại, email, website, số fax.
    • Thay đổi đại diện pháp luật hoặc thông tin cá nhân của người đại diện.
    • Thay đổi chủ sở hữu công ty – doanh nghiệp, thành viên, cổ đông hoặc thông tin của họ.

Thời hạn thực hiện

    • Trong thời gian 10 ngày kể từ khi doanh nghiệp có bất kỳ thay đổi nào, cần thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi thông tin trên giấy phép đăng ký kinh doanh.
    • Nếu có quyết định hoặc bản án của tòa án có hiệu lực hoặc phán quyết của trọng tài, thủ tục thay đổi cần được thực hiện trong vòng 15 ngày kể từ ngày có quyết định, bản án hoặc phán quyết. Hồ sơ cần đi kèm các bản sao hợp lệ của quyết định, bản án hoặc phán quyết của cơ quan có thẩm quyền.

Nhận kết quả

    • Trường hợp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận đầy đủ và hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới.
    • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nhận được một văn bản thông báo và hướng dẫn từ cơ quan có thẩm quyền, nêu rõ lý do và yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung theo yêu cầu.
    • Trong trường hợp từ chối việc cấp lại giấy chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi văn bản thông báo và đưa ra lý do chi tiết.

Trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Theo quy định 212 Luật doanh nghiệp 2020 các trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm:

    • Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;
    • Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật doanh nghiệp 2020 thành lập
    • Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế
    • Doanh nghiệp không gửi báo cáo về việc tuân thủ quy định của Luật doanh nghiệp khi xét thấy cần thiết đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản
    • Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.

Các câu hỏi thường gặp về giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin của doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.

Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc Phòng Tài chính Kế hoạch thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

    • Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh.
    • Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định Luật doanh nghiệp.
    • Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ.
    • Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Khi bị mất giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn hoàn toàn có thể được cấp lại theo quy định tại điều 94 của nghị định 01/2021/NĐ-CP. Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ và thực hiện các thủ tục cần thiết.

Đánh giá
Picture of Bùi Sơn Trường
Bùi Sơn Trường
Bùi Sơn Trường hiện đang là CEO Luật Thiên Bình, với niềm đam mê nghiên cứu pháp lý và nhận thấy ngoài kia còn nhiều khó khăn pháp lý đối với các cá nhân và doanh nghiệp cần được giải quyết, nên Trường thành lập ra Luật Thiên Bình nhằm chia sẽ kiến thức và cung cấp dịch vụ pháp lý.
Bài viết liên quan

Đăng ký nhận tin