
Các thủ tục sau thành lập công ty, doanh nghiệp cần thực hiện để doanh nghiệp mới thành lập được hoạt động theo đúng quy định pháp luật và tránh bị phạt vi phạm theo quy định pháp luật, vậy thủ tục đó là gì? cùng với Luật Thiên Bình tìm hiểu nhé!
Khắc dấu công ty
Sau khi đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cần thực hiện khắc dấu pháp nhân để có thể thực hiện các giao dịch và thực hiện đóng dấu lên các văn bản hành chính.
Số lượng dấu do doanh nghiệp tư quyết định và không cần phải thông báo mẫu dấu lên có quan đăng ký kinh doanh như trước kia.
Giá của con dấu của doanh nghiệp thường giao động từ 400.000đ – 500.000đ
Quy định theo Điều 43 Luật doanh nghiệp 2020 như sau:
- Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
- Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
- Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành.
- Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Làm bảng hiệu công ty
Treo bảng hiệu là quy định bắt buộc đối với các doanh nghiệp khi đăng ký thành lập, nếu như doanh nghiệp không thực hiện treo bảng hiệu có thể bị cơ quan thuế khóa mã số thuế và bị phạt.
Bảng hiệu công ty được làm bằng Mica kích thước 20×30, có đầy đủ tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại liên lạc, doanh nghiệp có thể làm bảng hiệu tại bất kỳ cơ sở nào.
Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư doanh nghiệp có thể bị Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000đ.
Góp đủ vốn điều lệ
Sau khi đăng ký thành lập công ty xong chủ sở hữu, thành viên, cổ đông của công ty có nghĩa vụ phải góp đủ vốn điều lệ đã đăng ký trong vòng 90 ngày.
Sau 90 ngày nếu doanh nghiệp góp không đủ thì cần phải đăng ký thay đổi mức vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Trường hợp doanh nghiệp không thay đổi có thể bị xử phạt vi phạm theo quy định pháp luật.
Mở tài khoản ngân hàng
Doanh nghiệp cần thực hiện mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp vì theo quy định Tại Khoản 10, Điều 1, Thông tư số 26/2015/TT-BTC có nội dung sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Thông tư số 219/2013/TT-BTC, Bộ Tài chính thì khi doanh nghiệp mua bán giá trị giao dịch trên 20 triệu thì cần phải thực hiện chuyển khoản.
Các giao dịch trên 20 triệu mà doanh nghiệp không thực hiện theo hình thức chuyển khoản thì không thể khấu trừ và đưa vào hạch toán các loại thuế của doanh nghiệp.
Tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp còn hỗ trợ trong việc trích nộp thuế, các khoản BHXH của công ty…
Doanh nghiệp có thể thực hiển mở tài khoản tại các ngân hàng thương mại như: Techcombank, Vietcombank, Sacombank…
Chi phí mở tài khoản ngân hàng thường là miễn phí nhưng doanh nghiệp phải đáp ứng số dư tối thiểu để duy trì tài khoản thường là 1.000.000đ
Thông báo số tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế
Sau khi doanh nghiệp mở tài khoản ngân hàng cần thực hiện thông báo với cơ quan thuế để tránh bị phạt vi phạm
Doanh nghiệp thực hiện thông báo số tài khoản ngân hàng trên tài khoản thuế điện tử của doanh nghiệp tại địa chỉ: https://thuedientu.gdt.gov.vn/
Khai thuế ban đầu
Sau khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong vòng 10 ngày doanh nghiệp phải thực hiện khai thuế ban đầu với cơ quan thuế.
Hồ sơ khai thuế ban đầu tùy thuộc vào từng cơ quan thuế, thường Luật Thiên Bình sử dụng hồ sơ sau:
- Quyết định bổ nhiệm giám đốc công ty, doanh nghiệp;
- Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng;
- Mẫu đăng ký khấu hao tài sản cố định;
- Tờ khai đăng ký hình thức kế toán và sử dụng hóa đơn;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao);
- Bản sao CCCD/CMND/Hộ chiếu của người đại diện pháp luật;
- Giấy ủy quyền (trường hợp ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ).
Mua chữ ký số Token
Theo khoản 6 Điều 3 của Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định về “Chữ ký số” là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra dựa trên các thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng.
Chữ ký số có tác dụng tương đương với chữ ký của tay của doanh nghiệp. Thường được sử dụng để xác thực danh tính của doanh nghiệp trong các văn bản hành chính.
Chữ ký số doanh nghiệp: Chữ ký số hỗ trợ doanh nghiệp kê khai thuế, nộp thuế, đăng ký BHXH, khai nộp thuế hải quan và nhiều hành động khác liên quan đến thủ tục hành chính. Ngoài ra, chữ ký số còn được sử dụng trong các hoạt động nội bộ như ký văn bản nội bộ, giao dịch đối soát và giao dịch chuyển khoản ngân hàng.
Doanh nghiệp có thể mua chữ ký số tại các tổ chức cung cấp chữ ký số do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động
Một số tổ chức cung cấp chữ ký số như là: VNPT-CA, VNPT-CA, SAFE-CA, SMARTSIGN….

Mua hóa đơn điện tử
Theo quy định Theo luật quản lý thuế 38/2019/QH14 được quốc hội thông qua, từ ngày 1/7/2022 và Điều 35, Nghị định số 119/2018/NĐ-CP, ngày 12/09/2018 của Chính phủ thì bắt buộc tất cả các doanh nghiệp đến ngày 01/11/2020 phải sử dụng hóa đơn điện tử.
Hóa đơn điện tử bao gồm: Hóa đơn xuất khẩu, hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, hóa đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm,…
Như vấy doanh nghiệp phải thực hiện mua hóa đơn điện tử sau khi thành lập doanh nghiệp để thuậ tiện xuất hóa đơn cho khách hàng, đối tác trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp có thuể mua hóa đơn của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử như: S-Invoice, MISA eInvoice, Bkav eHoadon, VNPT Invoice….
Phát hành hóa đơn điện tử với cơ quan thuế
Sau khi doanh nghiệp mua hóa đơn điện tử thực hiện thông báo phát hành hóa đơn điện tử với cơ quan thuế.
Hồ sơ phát hành hóa đơn điện tử gồm:
- Quyết định sử dụng hóa đơn điện tử (Mẫu số 01, Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2011/TT-BTC)
- Thông báo phát hành hóa đơn điện tử theo Mẫu (Mẫu số 02, Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2011/TT-BTC)
- Hóa đơn mẫu (tự chuẩn bị hoặc được cung cấp bởi nhà cung ứng phần mềm hóa đơn điện tử)
Doanh nghiệp có thể sử dụng phần mền HTKK để khai báo các thông tin phát hành hóa đơn điện tử vào tờ khai:
- Chọn mục Hóa đơn
- Chọn mục Thông báo phát hành hóa đơn (TB01/AC)
- Nhập các thông tin bắt buộc vào Thông báo phát hành
- Chọn “Kết xuất XML”
- Sau đó doanh nghiệp nộp hồ sơ tại trang web thuế điện tử
Khai và nộp lệ phí môn bài
Khi thành lập doanh nghiệp doanh nghiệp phải thực hiện khai và nộp lệ phí môn bài sau khi thành lập.
Doanh nghiệp thành lập sau ngày 25/02/2020 được miễn lệ phí mộn bài năm đầu thành lập, sau khi hết năm đầu thành lập được miễn lệ phí môn bài doanh nghiệp thực hiện khai và nộp lệ phí môn bài trước ngày 30/01 năm nộp thuế.
Mức thu lệ phí môn bài được quy định tại Điều 4 nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài như sau:
- Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
- Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;
- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.
Hồ sơ khai lệ phí môn bài năm 2024:
- Tờ khai lệ phí môn bài theo Mẫu số 01/LPMB (quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC).
- Giấy ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho người khác nộp tờ khai.
Doanh nghiệp có thể thực hiện nộp tờ khai trực tuyến website thuedientu.gdt.gov.vn
Các câu hỏi thường về thủ tục sau thành lập công ty
- Khắc dấu công ty
- Làm bảng hiệu công ty
- Góp đủ vốn điều lệ
- Mở tài khoản ngân hàng
- Khai thuế ban đầu
- Mua chữ ký số Token
- Mua hóa đơn điện tử
- Khai và nộp lệ phí môn bài
Mức thu lệ phí môn bài được quy định tại Điều 4 nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài như sau:
- Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
- Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;
- Quyết định sử dụng hóa đơn điện tử (Mẫu số 01, Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2011/TT-BTC)
- Thông báo phát hành hóa đơn điện tử theo Mẫu (Mẫu số 02, Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2011/TT-BTC)
- Hóa đơn mẫu (tự chuẩn bị hoặc được cung cấp bởi nhà cung ứng phần mềm hóa đơn điện tử)
Sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp có thể khắc dấu tại các cơ sở khắc dấu được thành lập theo đúng quy định pháp luật và có chức năng khắc dấu doanh nghiệp.