
Tư cách pháp nhân” là khả năng của một tổ chức được nhà nước công nhận để hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tổ chức có tư cách pháp nhân được trao đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một pháp nhân theo quy định của pháp luật.
Pháp nhân là gì?
Pháp nhân là một tổ chức có tư cách pháp lý độc lập, có thể nhân danh mình tự tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội theo quy định của pháp luật. Để có tư cách pháp nhân, một tổ chức cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Được thành lập theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc luật khác có liên quan.
- Có cơ cấu tổ chức theo quy định của pháp luật.
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
- Nhân danh pháp nhân tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Có tư cách pháp nhân là gì?
Có tư Tư cách pháp nhân là khả năng của một tổ chức được công nhận bởi pháp luật để có quyền và nghĩa vụ pháp lý như một cá nhân. Tổ chức có tư cách pháp nhân có thể:
- Sở hữu tài sản, mở tài khoản ngân hàng.
- Tự nhân daonh mình ký kết hợp đồng, thực hiện các giao dịch dân sự, thương mại.
- Khởi kiện hoặc bị kiện tại tòa án.
- Phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với các hoạt động kinh doanh của mình.
Không có tư cách pháp nhân là gì?
Không có tư cách pháp nhân nghĩa là tổ chức đó không được công nhận là một thực thể pháp lý độc lập có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp với cá nhân không tách bạch nhau và không thể tham gia các hoạt động pháp lý như một pháp nhân.
Ví dụ, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân vì tài sản của doanh nghiệp không độc lập với tài sản của chủ sở hữu và chủ sở hữu liên đới chịu trách nhiệm khi có rủi ro.
Chi nhánh và văn phòng đại diện cũng không có tư cách pháp nhân vì chúng không tham gia các quan hệ pháp luật với tư cách độc lập.
Phân loại pháp nhân
Pháp nhân thương mại
Đây là các tổ chức có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Ví dụ về pháp nhân thương mại bao gồm công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh.
Pháp nhân phi thương mại
Là các tổ chức không tìm kiếm lợi nhuận làm mục tiêu chính và không phân chia lợi nhuận cho các thành viên. Ví dụ Các tổ chức xã hội, tổ chức từ thiện.
Điều kiện để được công nhận là một pháp nhân
Để được công nhận là một pháp nhân, tổ chức cần đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 của Việt Nam:
Được thành lập hợp pháp: Tổ chức phải được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự hoặc các luật khác có liên quan (Như công ty cổ phần được thành lập theo quy định Luật doanh nghiệp).
Có cơ cấu tổ chức: Tổ chức cần có cơ quan điều hành và các cơ quan khác (nếu cần thiết) theo quyết định của tổ chức hoặc quy định của pháp luật (Như công ty cổ phần phải có Hội đồng cổ đông, hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc…).
Có tài sản độc lập: Tổ chức phải có tài sản độc lập với cá nhân và pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng chính tài sản đó.
Tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập: Tổ chức có thể nhân danh chính mình tham gia các quan hệ pháp luật mà không cần phụ thuộc vào bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào khác.
Tư cách pháp nhân có ảnh hưởng gì đến doanh nghiệp
Tư cách pháp nhân có những ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động và quản lý của doanh nghiệp:
Quản lý tài sản: Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân có thể sở hữu tài sản, mở tài khoản ngân hàng, và nhân danh doanh nghiệp thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản một cách độc lập.
Thực hiện giao dịch: Có khả năng tự nhân danh doanh nghiệp ký kết hợp đồng, thực hiện các giao dịch dân sự, thương mại, và tham gia vào các quan hệ pháp luật khác.
Trách nhiệm pháp lý: Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân chịu trách nhiệm pháp lý đối với các hoạt động của mình, bao gồm cả việc khởi kiện hoặc bị kiện tại tòa án.
Bảo vệ quyền lợi: Việc có tư cách pháp nhân giúp bảo vệ tối đa các quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp và tạo nhiều cơ hội và thuận lợi cho sự phát triển.

Các loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
Tại Việt Nam, các loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân bao gồm:
Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên: Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu.
Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Là doanh nghiệp có từ hai thành viên trở lên, có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
Công ty Cổ phần (CP): Là doanh nghiệp có vốn điều lệ chia thành nhiều phần, mỗi phần gọi là cổ phần.
Công ty Hợp danh: Là doanh nghiệp mà tất cả thành viên là cá nhân cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung và chịu trách nhiệm không hạn chế về các nghĩa vụ của công ty.
Mỗi loại hình doanh nghiệp này có đặc điểm và cấu trúc pháp lý riêng, phù hợp với nhu cầu và mục tiêu kinh doanh cụ thể của các nhà đầu tư.
Các loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 tại Việt Nam, loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân là:
Doanh nghiệp tư nhân: Đây là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân không đáp ứng được điều kiện về tài sản độc lập, vì mọi hoạt động của doanh nghiệp đều gắn liền với tài sản của chủ sở hữu một cách vô hạn.
Lợi ích của doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mang lại nhiều lợi ích quan trọng:
Sự ổn định: Doanh nghiệp tồn tại độc lập với đời sống của các cá nhân thành viên, giúp đảm bảo sự ổn định lâu dài.
Tham gia quan hệ pháp luật: Có khả năng tự nhân danh doanh nghiệp tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập, không cần qua chủ thể khác.
Minh bạch tài sản: Rõ ràng về quyền sở hữu tài sản, giúp phân định tài sản giữa doanh nghiệp và tài sản của các thành viên/cổ đông.
Bảo vệ quyền lợi: Pháp luật công nhận và bảo vệ tối đa các quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển.
Tự chủ kinh doanh: Có thể kinh doanh trên thị trường một cách độc lập, phù hợp với mục đích kinh doanh của công ty.
Như vậy từ những thông tin về pháp nhân mà bài viết này cung cấp, đâu đó một phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn để lựa chọn loại hình doanh nghiệp muốn thành lập công ty, từ đó giúp bạn nâng cao được lựa chọn được loại hình phù hợp và đáp ứng đúng mục tiêu kinh doanh.
Các câu hỏi thường gặp về pháp nhân
Pháp nhân là một tổ chức có tư cách pháp lý độc lập, có khả năng tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội theo quy định của pháp luật.
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện về thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức, tài sản độc lập và khả năng tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Hợp tác xã có tư cách pháp nhân khi đã đáp ứng đủ các điều kiện về thành lập, cơ cấu tổ chức, tài sản độc lập và khả năng tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập
Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, do tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp tư nhân không tách bạch nhau.