Chi nhánh Công ty là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật doanh nghiệp 2020 Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của công ty doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền.
Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp, Chi nhánh không có tư cách pháp nhân.
Chi nhánh có con dấu riêng, có tài khoản ngân hàng riêng. chi nhánh được thành lập theo hai hình thức hoạt động là chi nhánh hạch toán độc lập và chi nhánh hạch toán phụ thuộc.
Loại hình thức kế toán chi nhánh
Doanh nghiệp có thể lực chọn một trong hai hình thức kế toán cho chi nhánh khi thực hiện thành lập chi nhánh.
a) Chi nhánh hạch toán độc lập
Chi nhánh hạch toán độc lập là chi nhánh có bộ phận kế toán riêng, tự tổ chức hạch toán kế toán, lập báo cáo tài chính và quyết toán thuế theo quy định của pháp luật. Chi nhánh hạch toán độc lập có thể kê khai nộp thuế riêng như một đơn vị độc lập, tạo sự thuận tiện cho khách hàng khi giao dịch.
b) Chi nhánh hạch toán phụ thuộc
Chi nhánh hạch toán phụ thuộc không có bộ máy kế toán riêng, nghiệp vụ kế toán của chi nhánh được thực hiện tại doanh nghiệp chủ quản. Kết quả kinh doanh của chi nhánh được kết chuyển vào doanh nghiệp chủ quản và doanh nghiệp chủ quản thực hiện khai các khoản thuế cho chi n hánh hạch toán phụ thuộc. Chi nhánh hạch toán phụ thuộc chỉ nộp lệ phí môn bài theo quy định pháp luật.
So sánh chi nhánh hạch toán độc lập thay hạch toán phụ thuộc | ||
Tiêu chí | Chi nhánh hạch toán độc lập | Chi nhánh hạch toán phụ thuộc |
Quản lý điều hành | Tự quản lý | Phụ thuộc và công ty mẹ |
Báo cáo tài chính | Tự lập báo cáo tài chính | Không lập báo cáo tài chính |
Kế toán thuế | Tự kê khai và nộp thuế | Không cần kê khai và nộp thuế chỉ nộp lệ phí môn bài. |
Tài khoản ngân hàng | Có số tài khoản riêng | Thường sử dụng chung tài khoản công ty mẹ |
Kế toán trưởng | Cần có kế toán trường | Không cần có kế toán trưởng |
Điều kiện thành lập chi nhánh công ty, doanh nghiệp
Để thực hiện thành lập chi nhánh cần có những điều kiện như sau:
Điều kiện về chủ thể: khi thành lập chi nhánh cần có người đứng đầu chí nhánh, người đứng đầu chi nhánh phải có năng lực hành vi, không bị cấm hoạt động kinh doanh, không bị treo mã số thuế, có chứng chỉ hành nghề trong trường hợp thành lập chi nhánh với ngành nghề yêu cầu có chứng chỉ hành nghề và không nằm trong trường hợp cấm quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.
Điều kiện về địa chỉ: Chi nhánh phải có địa chỉ cụ thể và trên lãnh thổ Việt Nam hoặc nước ngoài.
Ngành nghề kinh doanh chi nhánh: Ngành nghề kinh doanh chi nhánh được thành lập trong phạm vi ngành nghề của doanh nghiệp và không được thành lập các ngành nghề cấm kinh doanh tại Việt Nam.
Cơ sở pháp lý thành lập chi nhánh công ty, doanh nghiệp
Cơ sở pháp lý thành lập chi nhánh công ty, doanh nghiệp bao gồm:
Luật doanh nghiệp 2020.
Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp.
Hồ sơ, thủ tục thành lập chi nhánh công ty, doanh nghiệp
a) Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty, doanh nghiệp
Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty TNHH 1 thành viên
Thông báo thành lập chi nhánh công ty TNHH 1 thành viên (Phụ lục II-7 Nghị định 01/2021/NĐ-CP);
Bản sao Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty;
Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh.
Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty TNHH 2 thành viên
Thông báo thành lập chi nhánh công ty TNHH 2 thành viên (Phụ lục II-7 Nghị định 01/2021/NĐ-CP);
Bản sao Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên;
Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh.
Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty cổ phần
Thông báo thành lập chi nhánh công ty cổ phần (Phụ lục II-7 Nghị định 01/2021/NĐ-CP);
Bản sao Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng quản trị;
Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh.
Hồ sơ thành lập chi nhánh doanh nghiệp tư nhân
Thông báo thành lập chi nhánh doanh nghiệp tư nhân (Phụ lục II-7 Nghị định 01/2021/NĐ-CP);
Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh.
b) Thủ tục thành lập chi nhánh công ty, doanh nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và một số nội dung để thực hiện đăng ký thành lập chi nhánh
Việc chuẩn bị hồ sơ là yếu tố rất quan trọng trong việc thành lập chi nhánh bạn cần chuẩn bị các yếu tố dưới đây và kiểm tra tính chính xác trước khi nộp:
Chuẩn bị hồ sơ thành lập chi nhánh
Bạn cần chủng bị hồ sơ đầy đủ bộ hồ sơ thành lập chi nhánh phù hợp với loại hình doanh nghiệp của doanh nghiệp mình.
Tên chi nhánh
Theo quy định tại Điều 40 Luật doanh nghiệp 2020 thì tên chi nhánh được đặt như sau:
Tên chi nhánh phải báo gồm tên doanh nghiêp + Kèm theo cụm từ chi nhánh.
Ví dụ: Tên doanh nghiệp của bạn có “Công ty cổ phần Thiên Bình” thì tên chi nhánh là “Chi nhánh công ty cổ phần Thiên Bình”
Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
Tên chi nhánh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh”.
Tên chi nhánh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh. Tên chi nhánh được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.
Bạn tham khảo thêm như thế nào là đặt tên trùng, tên nhầm lẫn tại Điều 41 Luật doanh nghiệp 2020. Và những điều cấm trong đặt tiên doanh nghiệp tại Điều 38 Luật doanh nghiệp 2020.
Địa chỉ của chi nhánh
Địa chỉ chi nhánh được đặt trên lãnh thổ Việt Nam hoặc nước ngoài và là địa chỉ liên lạc của chi nhánh.
Địa chỉ của chi nhánh phải bao gồm đầy đủ các thông tin sau: Số tầng, số nhà, tên đường, tên phường/xã, tên quận/huyện, tên tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương và có số điện thoại liên hệ.
Bạn cần lưu ý kiểm tra kỹ hồ sơ nếu bạn cung cấp thiếu các thông tin địa chỉ đã nêu trên bạn có thể bị từ chối hồ sơ.
Lưu ý địa chỉ chung cư được sử dụng với mục đích để ở không được sử dụng để đăng ký thành lập chi nhánh.
Lựa chọn ngành nghề kinh doanh chi nhánh
Ngành nghề kinh doanh là một yếu tố rất quan trọng trong việc thành lập chi nhánh.
Doanh nghiệp phải lựa chọn ngành nghề cho chi nhánh trong phạm vi ngành nghề doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động kinh doanh.
Trường hợp nếu chi nhánh muốn thực hiện kinh doanh ngành nghề mới thì doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký cập nhật ngành nghề kinh doanh mới rồi thực hiện thành lập chi nhánh.
Lưu ý nếu ngành nghề kinh doanh của chi nhánh là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì sau khi thành lập chi nhánh, chi nhánh phải đáp ứng đủ các điều kiện của ngành nghề để hoạt động kinh doanh.
Chi nhánh không được thành lập với các ngành nghề cấm kinh doanh tại Việt Nam.
Các ngành nghề cấm kinh doanh tại Việt Nam
Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật Đầu tư 2020;
Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật Đầu tư 2020;
Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật Luật đầu tư 2020;
Kinh doanh mại dâm;
Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
Kinh doanh pháo nổ;
Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Người đứng đầu chi nhánh
Khi thành lập chi nhánh doanh nghiệp cần chọn ra một người đứng đầu chi nhánh.
Người đứng đầu chi nhánh có quyền và nghĩa vụ thực hiện các hoạt động kinh doanh của chi nhánh và chịu trách nhiệm với các hoạt động kinh doanh đó.
Người đứng đầu chi nhánh có thể là thành viên công ty hoặc người có đủ khả năng và chứng chỉ hành nghề để đứng đầu chi nhánh và có đủ năng lực hành vi.
Người đứng đầu chi nhánh không bị vi phạm thuế được lưu trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp và đăng ký thuế.
Giấy tờ pháp lý
Khi thành lập chi nhánh cần chuẩn bị các giấy tờ pháp lý sau để thực hiện đăng ký thành lập công ty Cổ phần.
Đối với người đứng đầu chi nhánh: doanh nghiệp cần chuẩn bị giấy tờ pháp lý photo công chứng.
Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu;
Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân, căn cước công dẫn, hộ chiếu.
Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh hoặc của cá nhân khác nếu chi nhánh hoạt động ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề
Đối với người được ủy quyền nộp hồ sơ cần chuẩn bị một văn bản ủy quyền và giấy tờ pháp lý cá nhân của người được ủy quyền photo công chứng.
Các thủ tục cần thực hiện sau khi thành lập chi nhánh
a) Khắc dấu chi nhánh
Sau khi thành lập chi nhánh, chi nhánh thực hiện khắc dấu doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động kinh doanh do chi nhánh thực hiện và đóng dấu lên các văn bản, hồ sơ hành chính do chi nhánh thực hiện với cơ quan nhà nước.
b) Treo bảng hiệu chi nhánh
Chi nhánh cần thực hiện treo biển hiệu sau khi thành lập chi nhánh để tránh bị cơ quan thuế khóa mã số thuế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
c) Mở tài khoản ngân hàng (nếu có nhu cầu)
Trường hợp chi nhánh hạch toán độc lập có thể mở tài khoản ngân hàng tại các ngân hàng thương mại, việc mở tài khoản ngân hàng cho chi nhánh rất quan trọng đến các giao dịch hàng ngày của chi nhánh nên sau khi thành lập chi nhánh nên mở cho chi nhánh một tài khoản ngân hàng.
Trường hợp chi nhánh hạch toán phụ thuộc nếu có nhu cầu sử dụng tài khoản ngân riêng để dễ kiểm soát thì có thể mở tài khoản ngân hàng riêng để thực hiện hoạt động kinh doanh.
d) Mua chữ ký số (token)
Doanh nghiệp sau khi thành lập chi nhánh thì thực hiện mua chữ ký số, chữ ký số hỗ trợ chi nhánh trong việc khai thuế và đóng thuế và đóng các khoản BHXH, xuất hóa đơn…, Chi nhánh hạch toán độc lập phải mua chữ ký số để thực hiện hoạt động kinh doanh, còn chi nhánh hạch toán phụ thuộc có thể mua hoặc không tùy vào nhu cầu.
e) Phát hành hóa đơn điện tử
Chi nhánh cần thực hiện phát hành hóa đơn cho chi nhánh đặc biệt là chi nhánh hạch toán độc lập do đặc thù chi nhánh hạch toán độc lập là tự thống kế và khai thuế nên hóa đơn là yếu tố rất quan trọng để chi nhánh có thể hoạt động theo đúng quy định pháp luật.
Khi chi nhánh hạch toán độc lập phát hành hóa đơn phải gửi công văn thông báo đến cơ quan thuế chủ quan về việc phát hành hóa đơn của chi nhánh.
Trường hợp chi nhánh hạch toán phụ thuộc thì có thể sử dụng hóa đơn chung với công ty, doanh nghiệp chủ quan, nên Chi nhánh hạch toán phụ thuộc thì không phải gửi thông báo phát hành hóa đơn
f) Nộp lệ phí môn bài
Chi nhánh cần nộp lệ phí môn bài theo đúng quy định của pháp luật sau khi thành lập chi nhánh.
Những loại thuế chi nhánh cần phải nộp
a) Lệ phí môn bài môn bài đối với chi nhánh
Đối với chi nhánh hạch toán độc lập:
Trường hợp doanh nghiệp thành lập chi nhánh hạch toán độc lập, chi nhánh thực hiện khai thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh.
Chi nhánh hạch toán phụ thuộc:
Doanh nghiệp thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc sẽ có 2 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Chi nhánh được thành lập cùng tỉnh với trụ sở công ty, doanh nghiệp
Trường hợp này chi nhánh đến cơ quan quản lý thuế trụ sở chính công ty, doanh nghiệp để thực hiện khai thuế và nộp lệ phí môn bài.
Trường hợp 2: Chi nhánh đưojc thành lập khác tỉnh với trụ sở công ty, doanh nghiệp
Trường hợp chi nhánh trực tiếp đến cơ quan thuế quản lý chi nhánh kê khai và nộp lệ phí môn bài
Mức lệ phí môn bài chi nhánh phải nộp khi thành lập chi nhánh được quy định như sau:
Quy định tại Điều 4 văn bản hợp nhất số 20/VBHN-BTC quy định về lệ phí môn bài thì lệ phí môn bài của chi nhánh là: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm.
Chi nhánh thành lập trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm.
Chi nhánh thành lập trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
b) Thuế Giá trị gia tăng đối với chi nhánh
Chi nhánh hạch toán độc lập
Doanh nghiệp thành lập chi nhánh hạch toán độc lập kê khai thuế giá trị gia tăng tại cơ quan thuế quản lý.
Chi nhánh hạch toán phụ thuộc
Trường hợp 1: Chi nhánh được thành lập cùng tỉnh với công ty, doanh nghiệp
Doanh nghiệp thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng tỉnh với công ty, doanh nghiệp thì thực hiện kê khai thuế GTGT cho chi nhánh tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp công ty, doanh nghiệp
Trường hợp 2: Chi nhánh được thành lập khác tỉnh với công ty, doanh nghiệp
Doanh nghiệp thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác tỉnh công ty, doanh nghiệp thị thực hiện khai thuế tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp chi nhánh
c) Thuế Thu nhập doanh nghiệp cho chi nhánh
Chính nhánh hạch toán độc lập
Thuế thu nhập doanh nghiệp chi nhánh hạch toán độc lập tự khai trực tiếp với cơ quan thuế quản lý.
Chi nhánh hạch toán phụ thuộc
Thuế thu nhập doanh nghiệp chi nhánh hạch toán phụ thuộc doanh nghiệp khai thuế trực tiếp tại cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp
Trường hợp chi nhánh khác tỉnh công ty doanh nghiệp, doanh nghiệp thực hiện khai thuế cho chi nhánh tại cơ quan thuế quản lý chi nhánh.
Dịch vụ thành lập chi nhánh tại Luật Thiên Bình
Việc thành lập chi nhánh là yếu tố rất quan trọng và cần thực hiện rất nhiều thủ tục để chi nhánh có thể hoạt động theo đúng quy định pháp luật.
Nhưng nếu việc thành lập chi nhánh doanh nghiệp cảm thấy không thể tự mình thực hiện được và có thể có rủi ro pháp lý trong quá trình doanh nghiệp tự thực hiện doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ thành lập chi nhánh của Luật Thiên bình.
Dưới đây là một số ưu điểm và là lý do bạn nên chọn Luật Thiên Bình để gửi niềm tin sử dụng dịch vụ:
- Luật Thiên Bình có đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp trong tư vấn.
- Chúng tôi có kinh nghiệm nhiều năm tư vấn thành lập chi nhánh.
- Chúng tôi cung cấp dịch vụ thành lập chi nhánhnhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm chi phí cho khách hàng.
- Chúng tôi hỗ trợ khách hàng trong quá trình đăng ký kinh doanh, khắc dấu, mở tài khoản ngân hàng, đăng ký thuế, hóa đơn điện tử, và các thủ tục khác sau khi thành lập chi nhánh.
- Chúng tôi sẽ tư vấn pháp lý cho bạn trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.